Bệnh gà rù là bệnh truyền nhiễm thường gặp trên gia cầm nuôi và loài hoang dã. Nội dung này GACAM888 nêu chi tiết thông tin nguyên nhân, triệu chứng cùng với các biện pháp hỗ trợ. Sư kê đang nuôi chiến kê hãy tham khảo để biết cách đề phòng đúng nhất.
Bệnh gà rù : Nguyên nhân, lây nhiễm, biểu hiện
Bệnh gà rù hay Newcastle thường gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm, trong đó gà nuôi thường gặp. Hội chứng do loại virus cùng tên (Newcastle Disease virus: NDV) tấn công vào hệ hô hấp, tiêu hóa để lây nhiễm. Bác sĩ thú ý chẩn đoán với tên gọi vi rút này là Avian Paramyxovirus type 1.
Nguyên nhân gây bệnh Newcatle gia cầm
Avian Paramyxovirus type 1 có khả năng lây trên khoảng 240 gia cầm khác nhau, trong đó có cả thủy cầm. Con đường lây truyền đa dạng và dễ dàng.
Theo phân loại ban đầu, các chủng loại vi rút tạo ra chứng gà rù gồm 4 nhóm độc lực: Hướng thần kinh, nội tạng, trung bình Mesogenic và Lentogenic (nhẹ nhất). Ngoại trừ loại nhẹ, 3 nhóm còn lại được coi là vi rút Newcastle.
Cách lây truyền bệnh rù trong đàn
Các nhóm độc lực vNDV phổ biến ở các nước châu Á, Phi và một số quốc gia Nam, Bắc Mỹ. Vật chủ có mầm mống sẽ lây nhiễm sang đàn khỏe mạnh bằng nhiều đường như:
- Các loài hoang dã như chim bị nhiễm sẽ lây sang gà.
- Cá thể nhiễm sẽ thải phân ra ngoài có vi rút, lây nhiễm cho con khác qua không khí khi hắt hơi, giọt bắn nếu chúng vẩy mỏ, hít thở,…
- Vi rút này có nhiều trong chất độn chuồng, phân thải
- Dụng cụ ăn uống trong chuồng trại, xung quanh khu vực chăn nuôi một cách gián tiếp.
Thậm chí người (chủ nuôi) hoặc liên quan về từ vùng dịch Newcastle khả năng mang vi rút lây bệnh cho gà. Do đó, các chủ trại lớn nên chú ý kỹ, nắm rõ các nguyên nhân cách lây lan để đề phòng.

Bệnh gà rù : Bệnh tích trong – ngoài và hậu quả
Hậu quả do bệnh này rất nghiêm trọng, do đó, bác sĩ thú y đã tiến hành mổ xác gà nhiễm vi rút chết để tìm hiểu dấu tích để có cách can thiệp, ngăn chặn hiệu quả.
Dấu hiệu bệnh từ bên ngoài vật nuôi
Tùy thuộc mức độ nhiễm mà gà có các triệu chứng khác nhau. Chủ nuôi cần quan sát để nhận ra để can thiệp.
- Hắt hơi thường, khó thở, chảy nước mũi và bị ho.
- Đầu, cổ, mắt bị sưng phù
- Tiêu chảy có phân trắng, đôi khi có lẫn màu xanh.
- Bỏ ăn, lượng thức ăn tiêu thụ giảm rõ rệt, mệt mỏi, lười vận động, di chuyển.
Bệnh gà rù khi bị nhiễm độc lực cao, bạn sẽ thấy có các biểu hiện khác như:
- c cơ quan bị giảm chức năng: Đối với con mái: giảm đẻ, số lượng Bị suy nhược thần kinh: Run rẩy, đi đứng không vững, mất phương hướng nên hay quay tròn. Sã cánh, hay mổ lung tung, đầu cổ ngoẹo sang một phía, nặng sẽ bị liệt chân hoặc cả thân.
- Trứng ít đi rõ rệt, màu sắc trứng khác thường, có dịch nhờn, vỏ mỏng nên dễ vỡ.
Khi tình trạng nặng hơn dẫn đến tử vong mà không rõ triệu chứng. Nếu có kinh nghiệm nuôi nhiều năm chắc chắn sư kê sẽ nhận ra các biểu hiện khác lạ này dễ dàng. Hãy tách chúng ra và kiểm tra nhanh chóng.
Bệnh gà rù: Hậu quả khi gà bị nhiễm
Tốc độ lây truyền vi rút khá nhanh, do đó khả năng đạt mốc 100% là có thể xảy ra. Khi phát hiện, diễn biến xảy ra rất nhanh, nguy hiểm tính mạng rất cao, có khi chết cả đàn.
Với chủ đích nuôi lấy trứng, Newcastle có thể gây thiệt hại đến chất lượng trứng, số lượng, hình dạng thay đổi, trứng có vỏ mỏng, dễ vỡ, biến dạng. Với con được chữa trị khi hết vẫn còn các di chứng như giảm cân nặng, mắt bị phù nề, không còn nhanh nhẹn như trước.

3 Giải pháp can thiệp và đề phòng bệnh Newcastle
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị dứt điểm, vắc xin là giải pháp phòng vừa, cũng là một cách để điều trị. Khi phát hiện gia cầm bị nhiễm, hãy báo cơ quan thú y địa phương để có biện pháp xử lý.
Bệnh gà rù cần được ngăn chặn kịp thời, bằng cách lập tức tách các con nghi nhiễm ra khỏi đàn mạnh để theo dõi, chăm sóc đặc biệt cả hai nhóm. Bằng cách này giúp tránh tình trạng lây lan diện rộng, đàn nhỏ dưới 20 ngày tuổi nhiễm hãy tiêu hủy để tránh phát thành dịch lớn.
Một số các biện pháp đề phòng như:
- Gà từ 3 – 4 ngày có thể nhỏ mắt, mũi, miệng bằng vaccine Lasota hoặc ND-IB lần 1 với liều lượng bác sĩ hướng dẫn.
- Nhóm từ 18 – 24 ngày dùng loại vắc xin Newcastle H1 hoặc Clone 45.
- Với con lớn đạt 90 ngày tuổi, khoảng 2 tuần trước khi đẻ cần tiêm lại vắc xin Newcastle H1 hay Clone 45.
Bên cạnh đó cần đảm bảo dinh dưỡng, vitamin và vệ sinh chuồng trại, khử trùng theo hướng dẫn của bác sĩ thú ý.

Bệnh gà rù đã được GACAM888 thông tin chi tiết về nguyên nhân, đường lây truyền cũng như giải pháp can thiệp, cách ngăn ngừa bạn hãy lưu giữ. Sư kê nên áp dụng biện pháp đề phòng để chiến binh luôn khỏe mạnh và mang về nhiều chiến thắng.
Xem thêm: Bệnh Giun Sán Ở Gà – Hướng Dẫn Điều Trị, Lưu Ý Quan Trọng