Bệnh Giun Sán Ở Gà – Hướng Dẫn Điều Trị, Lưu Ý Quan Trọng

Bệnh Giun Sán Ở Gà

Bệnh giun sán ở gà rất dễ xảy ra trong quá trình chăn nuôi kể cả khi áp dụng lịch tẩy định kỳ. Để sư kê mới nuôi hiểu rõ về các loại ký sinh trùng có hại này GACAM888 nêu rõ về dấu hiệu, các loại phổ biến và cách điều trị. Hãy tìm hiểu kỹ càng, đừng bỏ qua khâu nào mới đạt được hiệu quả như mong muốn. 

Bệnh giun sán ở gà: Vì sao mắc bệnh và triệu chứng

Bệnh giun sán ở gà thường gặp phải dù nuôi trong trại hay thả vườn vì loại ký sinh trùng này có mầm mống trú ngụ khắp nơi, đặc biệt lây nhanh. Tuy không gây nguy hiểm như tử vong cao, nhưng hệ lụy ảnh hưởng sức khỏe, cân nặng, chất lượng thịt, trứng, sức đá đều đáng ngại. 

Nguyên nhân và một vài biểu hiện sau đây cho thấy chiến kê của bạn đã nhiễm giun sán:

  • Bệnh giun sán ở gà rất dễ gặp vì loại ký sinh trùng có khắp nơi, đặc biệt khi gà thả vườn, đồi sẽ ăn phải thức ăn chứa ấu trùng. 
  • Với việc nuôi trong chuồng vật nuôi bị lây qua các dụng cụ ăn, uống hoặc vệ sinh kém trong thảm lót chuồng,… Chúng sẽ xâm nhập đường ruột, hệ tiêu hóa và phát triển mạnh. 
  • Khi phát triển, chúng sẽ hấp thụ hầu hết thức ăn mà gà nuốt, điều này làm vật thể chữa bệnh ốm và gầy yếu.
  • Triệu chứng bệnh không rõ rệt, nhiều con nhiễm nhưng vấn ăn uống bình thường, nhưng ngày càng còi cọc, chậm lớn. 
  • Phát hiện bệnh khi thấy mắt có bọt, bị sưng. Khi vạch vành mắt chứa sán bên trong hoặc mổ khám đường ruột con chết sẽ thấy ổ ký sinh trùng này rõ ràng. 

Không duy chỉ một loại, thực tế rất đa dạng, với gà thông thường mắc phải từ 3, 4 loại ký sinh trùng. Để giúp sư kê biết kỹ hơn, GACAM888 sẽ nêu ra trong phần tiếp sau dưới đây. 

Bệnh giun sán ở gà lây nhiễm từ nhiều đường khác nhau
Bệnh giun sán ở gà lây nhiễm từ nhiều đường khác nhau

Các loại giun sán thường gặp và điều trị 

Trong nội dung này bạn sẽ tham khảo qua 5 loại thường gặp và cách điều trị. Bạn tìm hiểu và ghi lại để có thể áp dụng chính xác mới có hiệu quả. 

Bệnh giun đũa ở gà (Ascaridia galli)

Đây là loại giun đũa vì có hình dạng tương tự tên gọi. Loại này rất phổ biến đặc biệt là gà chăn thả vườn hoặc lót chuồng bằng nền trấu. 

Hình dạng dài từ 7 – 12cm, con đực từ 3 -10 cm màu vàng. Trứng của chúng đề kháng tốt nên tồn tại lâu trong môi trường. Khi ăn phải đến lúc gây nhiễm và trưởng thành ruột non tầm 35 – 58 ngày.  

Triệu chứng nhận biết: Gà còi cọc, tiêu chảy phân lỏng lẫn máu. Nếu bị nặng sẽ chết vì giun làm vỡ ruột, tắc ống mật. Qua kiểm tra phân sẽ thấy rõ. Điều trị phổ biến bằng thuốc Fenben Oral, Fenben-Safety, Benda Safety, Ivermectin,… 

Bệnh giun sán ở gà : Giun kim 

Các loại này thường sống tại manh tràng ruột già, thuộc họ Hetarakididae, giống Heterakis loài Haterakis gallinarum, H.Brevispiculum, H.Putaustralis, H.Berampria. 

Chúng ký sinh trực tiếp nên lây qua đường miệng, ăn uống, một phần trứng nằm trong đất nên tồn tại bên trong giun đất. 

Triệu chứng nhận thấy bệnh này thường là xù lông, giảm ăn. Đi phân đen lẫn máu, cũng có thể chết khi bị tắc ruột hoặc bệnh thứ phát. Các loại thuốc điều trị bằng FENSOL-SAFETY. Tốt nhất nên tẩy giun định kỳ, 2 – 3 tháng/ lần. 

Bệnh giun sán ở gà – Sán dây 

Chiến kê bị nhiễm sán dây ở vùng miền núi cao hơn trung du và đồng bằng. Tỷ lệ nhiễm khác nhau, tùy theo tuổi với 3 loại Raillietina tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus. Chúng thường ký sinh ở ruột non, già và ở hồi tràng, đoạn đầu manh tràng. 

Kích thước dài từ 0.3mm – 25cm, khi bám vào thành ruột hút chất dinh dưỡng, những đốt sán trưởng thành có trứng sẽ bài xuất ra ngoài theo phân và khi phát triển bên trong cũng sẽ cắm sâu vào niêm mạc ruột làm tổn thương. 

Triệu chứng khi nhiễm cũng chậm lớn, không thèm ăn, cù lông, còi cọc, niêm mạc xanh, nhợt nhạc. Thường được điều trị bằng thuốc đặc trị như Arecolin hay Bromosalaxilamit. 

Bệnh giun sán dây và các loại thuốc điều trị
Bệnh giun sán dây và các loại thuốc điều trị

Bệnh Sán lá ở ruột và trong ống dẫn trứng 

Ký sinh trùng này thường sống ở manh tràng, gà ở mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm và càng lớn tỷ lệ bị lây tăng cao hơn. 

Triệu chứng tùy theo cường độ nhiễm, tuổi và trạng thái cơ thể, điều kiện chăm sóc. Khi bệnh, cá thể ốm, yếu toàn thân và kiệt sức vì bị tiêu chảy. Điều trị bằng các loại thuốc như: Fenbendazole, Praziquantel, Niclosamide hay Flubendazole, tùy trọng lượng mà liều uống sẽ khác nhau. 

Nếu chúng ở trong ống dẫn trứng, chúng thường dùng 2 giác bám để gây kích thích niêm mạc, phá hủy chức năng tạo vỏ. Đồng thời phá chức năng của tuyến Albumin khiến ống dẫn trứng co bóp không bình thường. Điều trị bằng Praziquantel hay Menbendazole liều lượng theo số kg của mỗi con. 

Bệnh giun sán ở gà rất phổ biến, để ngăn ngừa các loại ký sinh trùng này, cách đềphòng chính là không nên chăn thả vườn tự do hay làm chuồng gần hồ, ao. Đặc biệt không quên tẩy định kỳ cho gia cầm các loại. Khi tẩy giun sán ở gà sư kê cần cách ly con nhiễm ra khỏi đàn khỏe mạnh. Việc này giúp hạn chế lây nhiễm chéo giữa các cá thể, thậm chí giữa các đàn với nhau. 

Bệnh sán lá ở ruột và ống dẫn trứng của gà
Bệnh sán lá ở ruột và ống dẫn trứng của gà

Bệnh giun sán ở gà có nhiều phương pháp cùng với nhiều tên thuốc khác nhau cho từng loại ký sinh trùng mà GACAM888 đã nêu rõ trên đây. Hy vọng sư kê hiểu, áp dụng chuẩn xác để bảo vệ sức khỏe chiến kê tốt nhất.

Xem thêm: Bệnh Ký Sinh Trùng Đường Máu Gây Nguy Hiểm